Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong tất cả các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Đây chính là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, giữa chu kỳ vận động của vạn vật, của đất trời. Tết cổ truyền ở nước ta không chỉ là nét đẹp văn hóa lâu đời mà nó còn mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng trong đời sống tinh dần của con người Việt Nam.

Vì thế cứ đến thời điểm cuối năm, câu hỏi về Tết Nguyên Đán là gì, mang ý nghĩa ra sao hay lịch nghỉ tết năm nay như thế nào, nghỉ bao nhiêu ngày… lại được rất nhiều người quan tâm. Để trả lời cho các câu hỏi này mời bạn đọc cùng theo dõi ngay những thông tin mà Cam Ngọt Review chia sẻ dưới đây nhé.

1. Tết Nguyên đán là gì?

Tết Âm lịch là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam ta, được tính từ đầu năm Âm lịch. Có khá nhiều những tên gọi khác nhau để nhắc về cái Tết này: Tết Âm lịch, Tết Cả, Tết ta, Tết cổ truyền… Theo phiên âm của Hán – Việt thì “Tết” theo chữ Hán nghĩa là tiết, “nguyên” theo chữ Hán sẽ được hiểu là khởi đầu và “đán” chính là buổi sáng sớm. Vì thế mà cách đọc đúng nhất theo phiên theo âm chữ Hán Việt là Tết Nguyên đán.

Tết Nguyên đán là gì?

Tết Nguyên đán là gì?

2. Thời gian Tết Nguyên đán được tính như thế nào?

Như đã nhắc đến thì Tết Âm lịch bắt đầu được tính vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, thông thường sẽ đến muộn hơn Tết Dương lịch khoảng từ 1 đến 2 tháng do quy luật cứ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận. Vậy nên thời điểm bắt đầu Tết Nguyên đán thường rơi vào khoảng từ ngày 21 tháng 01 đến ngày 09 tháng 02 Dương lịch.

Dịp Tết này diễn ra vào thời điểm mà người nông dân nhàn rỗi, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho vụ mùa mới tiếp theo. Vì theo truyền thống thì hầu hết mọi người dân Việt Nam đều làm nghề nông do đó những lúc có thời gian rảnh rỗi, tâm lý hào hứng để bù đắp cho suốt quãng thời gian làm việc vất vả.

3. Bạn biết gì về nguồn gốc Tết Nguyên đán

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán hiện nay vẫn có rất nhiều tranh cãi về nội dung này, phần lớn các thông tin đều cho rằng Tết Âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào nước ta từ thời điểm 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên theo như truyện cổ tích lịch sử Việt Nam, cụ thể là câu chuyện “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt Nam ra đã có dịp Tết này từ đời vua Hùng , nghĩa là khoảng thời gian trước 1000 năm Bắc thuộc.

Khổng Từ đã từng viết trong một cuốn sách: “Ta không biết Tết là gì, nhưng nghe đâu đó thì đây là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ uống rượu, nhảy múa như điên và ăn chơi trong suốt những ngày đó”, từ đây cũng có thể kết luận rằng, Tết Nguyên đán là bắt nguồn từ Việt Nam.

Tuy còn nhiều suy luận xoay quanh nguồn gốc của Tết nguyên đán, nhưng dù bắt nguồn ở Việt Nam hay Trung Quốc thì có thể thấy được rằng Tết ở mỗi nước đều có những nét đặc trưng riêng và đây đều là một dịp lễ đặc biệt của người dân mỗi nước.

Bạn biết gì về Tết Nguyên Đán

Bạn biết gì về Tết Nguyên Đán

4. Ý nghĩa Tết Nguyên đán tại Việt Nam

Tết Âm lịch hay Tết cổ truyền, Tết ta, đây là một ngày lễ lớn nhất trong các lễ hội lớn nhất ở nước ta, có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt. Đây là dịp để mọi người đoàn tụ với gia đình, về thăm quê hương và tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Trong tiềm thức của những người con đất Việt, ngày Tết chính là ngày của sự sum họp, đoàn viên. Dù đang ở đâu, làm bất cứ nghề gì, thì ai cũng đều mong mỏi được trở về nhà ăn bữa cơm đoàn viên bên những người thân yêu, khấn vái trước bàn thờ gia tiên để mong cầu sức khỏe, bình an.

Vào ngày 30 Tết, theo phong tục truyền thống nhà nào cũng chuẩn bị đủ 2 mâm cúng tổ tiên ông bà và thần linh vào đúng khoảnh khắc giao thừa để xóa bỏ hết những muộn phiền, những điều đen đủi của năm cũ và chào đón một năm mới hạnh phúc, an lành.

Ngày đúng ngày mùng 1 Tết, các gia đình thường chờ đón một người xông đất đầu năm. Từ lâu ông bà ta đã có quan niệm, sau thời điểm giao thừa, ai bước vào nhà đầu tiên với lời chúc mừng năm mới sẽ chính là người xông đất. Thông thường, chủ nhà sẽ mờ những người hợp vía, tốt số, hợp tuổi với gia chủ để xông đất cho nhà mình. Người xông đất cũng phải có sức khỏe dồi dào, luôn vui vẻ, để đem lại may mắn cho gia chủ trong năm mới.

Cũng trong ngày đầu năm, ông bà và bố mẹ thường lì xì con trẻ với lời chúc ngoan ngoãn, an lành, mạnh khỏe. Con cháu trưởng thành cũng mừng tuổi ông bà cha mẹ để cầu mong họ luôn mạnh khỏe, sống lâu bên cạnh con cháu.

Người Việt Nam luôn có một niềm tin bất diệt rằng những ngày Tết vui vẻ sẽ báo hiệu một năm mới tốt đẹp, an lành. Năm cũ đi qua mang theo tất cả những điều không muộn phiền, đồng thời đem đến may mắn và sự khởi đầu thuận lợi cho mỗi gia đình. Với ý nghĩa của tết nguyên đán, thì đây còn được xem là một ngày của lạc quan và hy vọng.

Ý nghĩa Tết Nguyên đán cổ truyền

Ý nghĩa Tết Nguyên đán cổ truyền

5. Một số các phong tục ngày tết nguyên đán nổi bật của người Việt

5.1 Cúng ông Công, ông Táo

Trước tết Âm lịch, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam lại sắm lễ để cúng ông Công, ông Táo. Mỗi gia đình sẽ dành thời gian để dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa và căn bếp, sau đó chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất gồm đồ mặn, trái cây và phóng sinh một con cá chép – phương tiện tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Đây là lễ để tiễn các Ngài lên thiên đình để báo cáo những công việc đã diễn ra trong gia đình một năm qua.

5.2 Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Với người dân Việt Nam việc lau dọn nhà cửa sạch sẽ vào mỗi dịp cuối năm mang ý nghĩa loại bỏ những điều không tốt của năm cũ để chuẩn bị đón chào một năm mới  may mắn, an lành và tài lộc. Vì thế đây chính là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp làm mới căn nhà nhỏ xinh đẹp của mình. Ngoài ra, trong công cuộc trang trí nhà cửa đón Tết thì người Việt còn mua rất nhiều loại hoa với nhiều màu sắc và ý nghĩa khác nhau như: hoa Đồng Tiền, hoa Thủy Tiên, hoa Cúc… để nhà cửa thêm rực rỡ hơn.

5.3 Gói bánh chưng, bánh tét

Vào dịp tết đến xuân về, các hàng quán lại đầy ắp những sạp bán lá chuối, lá dong, ống nứa để chuẩn bị cho việc gói bánh. Bởi vì bánh chưng, bánh tét chính là 2 loại bánh truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết để dâng lên gia tiên hoặc làm quà Tết cho bạn bè.

Ở một số địa phương, người dân vẫn còn duy trì thói quen cùng nhau tụ họp lại để gói bánh, luộc bánh và trò chuyện xuyên đêm để trông nồi bánh thơm phức. Đến nay truyền thống gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết vẫn được duy trì và truyền lại cho các thế hệ mai sau như một phong tục tốt đẹp.

5.4 Bày mâm ngũ quả

Một mâm ngũ quả để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên là nét đẹp đặc trưng trong dịp Tết Nguyên đán, việc làm này như một cách để bày tỏ lòng tôn kính và sự biết ơn của con cháu với bề trên. Ở mỗi vùng miền cách bày trí mâm ngũ quả cũng có sự khác nhau với nhiều loại trái cây đa dạng. Tuy nhiên chúng đều mang ý nghĩa chung là mong cầu may mắn và bình an cho gia đình.

Phong tục ngày tết nguyên đán

Phong tục ngày tết nguyên đán

5.5 Tảo mộ

Đây là phong tục truyền thống được diễn ra vào những ngày cận Tết Nguyên đán. Vào ngày này, con cháu sẽ tập trung tại mộ của ông bà tổ tiên để làm sạch khu mộ, điều này thể hiện sự kính trọng và đạo hiếu của con cháu đối với tổ tiên đã khuất.

5.6 Lễ cúng tất niên

Cúng tất niên là nét đẹp truyền thống lâu đời của dân tộc ta, đây là nghi lễ thường được làm vào ngày 30 Tết để mời ông bà về ăn Tết cùng với gia đình mình. Đồng thời là cột mốc đánh dấu thời điểm năm cũ sắp qua đi để chào đón năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

5.7 Xông đất

Sau thời khắc giao, người đầu tiên đặt chân vào nhà chính là người xông đất cho gia đình bạn. Theo quan niệm của ông bà từ trước, người xông đất nên là người hợp tuổi với gia chủ, khỏe mạnh, may mắn để mang đến cho gia đình một năm làm ăn thuận lợi, an lành và hòa thuận.

5.8 Chúc tết, mừng tuổi

Bước sang năm mới thì mỗi người sẽ được thêm một tuổi, vì thế mà mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp để năm mới có được nhiều thành công hơn. Thông thường, vào ngày mồng một tết con cháu sẽ đến mừng tuổi ông bà , cha mẹ sau đó cũng sẽ nhận được những chiếc lì xì đỏ cho một năm mới may mắn hơn.

6. Tết nguyên đán 2023 ngày mấy?

6.1 Tết Nguyên đán 2023 vào ngày bao nhiêu theo lịch dương?

Còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Âm lịch 2023 Tân Mão. Năm nay, Tết cổ truyền sẽ đến ngay sau Tết dương lịch chỉ vài tuần nên không khí cũng trở nên tất bật hơn. Tết năm Quý Mão 2023 sẽ bắt đầu kể từ ngày mùng 1 tháng Giêng, tương ứng là ngày Chủ nhật 22/1/2023 Dương lịch. Ngày Giao thừa sẽ trùng với ngày thứ bảy 21/1/2023 dương lịch. Tóm lại, Tết Nguyên Đán 2023 sẽ vào các ngày Dương lịch tương tự:

Tết âm lịch 2023 ngày nào

Tết âm lịch 2023 ngày nào

+ Ngày 29 Tết: Rơi vào ngày thứ 6 ngày 20/1/2023.

+ Ngày 30 Tết: Là ngày thứ 7, 21/1/2023.

+ Mùng 1 Tết: Vào chủ nhật ngày 22/1/2023.

+ Mùng 2 Tết: Vào ngày thứ hai ngày 23/1/2023.

+ Mùng 3 Tết: Vào thứ ba ngày 24/1/2023.

+ Mùng 4 Tết: Rơi vào ngày thứ tư 25/1/2023.

+ Mùng 5 Tết: Vào thứ 5 ngày 26/1/2023…

6.2 Tết 2023 được nghỉ mấy ngày?

Tết dương lịch 2023 rơi vào ngày 10/12 âm lịch, và chỉ sau đó khoảng gần 3 tuần, chúng ta lại đón Tết Nguyên đán Tân Mão 2023. Ngày 1/1/2023 rơi vào ngày chủ nhật nên người lao động, cán bộ công nhân viên sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.

Phương án lịch nghỉ Tết năm nay này được đưa ra bởi Bộ Tài chính là có 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch cộng với 2 ngày nghỉ bù cho ngày nghỉ hàng tuần, tổng là 7 ngày. Theo nhận định của Bộ Tài chính, phương án nghỉ Tết Nguyên Đán này tạo điều kiện cho những công tác xa nhà, người lao động có thời gian ăn Tết cùng gia đình.

Theo phương án lịch Nghỉ Tết Ta 2023, các công chức, viên chức sẽ được nghỉ từ thứ 7 ngày 21/1/2023 tới hết ngày chủ nhật ngày 29/1/2023 Dương lịch. Lịch nghỉ Tết này tương ứng từ ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Tân Mão. Tuy được nghỉ dài ngày nhưng phương án này được xem là bất hợp lý khi ngày 30 Âm lịch người lao động mới bắt đầu được nghỉ. Việc chỉ có duy nhất 1 ngày để chuẩn bị, mua sắm đồ dùng, thực phẩm trước lễ Giao Thừa là rất khó khăn. 

Tết Nguyên Đán 2023 được nghỉ mấy ngày?

Tết Nguyên Đán 2023 được nghỉ mấy ngày?

Vì thế hiện nay phương án gồm nghỉ 7 ngày (từ 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng giêng, tức ngày 20/1/2023 đến hết 26/1/2023) được nhiều bộ ngành lựa chọn. Riêng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị thời gian nghỉ 8 ngày, từ 28 tháng Chạp tới hết mùng 5 tháng Giêng (nghỉ từ ngày 19 đến ngày 26/1/2023), đi làm bù thứ Bảy (28/1/2023).

6.3 Tổng kết lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023

Thông báo chính thức về lịch nghỉ tết cho các đối tượng là:

+ Học sinh sẽ được nghỉ 9 ngày: Từ 18/01/2023 đến 26/01/2023.

+ Sinh viên có lịch nghỉ nhiều hơn 9 ngày: Tùy lịch học và trường.

+ Công chức nhà nước được nghỉ 7 ngày: Từ 20/01/2023 đến 26/01/2023 hoặc 9 ngày  tính từ 21/01/2023 đến 29/01/2023.

+ Người lao động có 1 ngày nghỉ/tuần sẽ được nghỉ 6 ngày: Từ 20/01/2023 đến 25/01/2023 từ 21/01/2023 đến 26/01/2023.

+ Người lao động có 2 ngày nghỉ/tuần được nghỉ: 7 ngày tính từ 20/01/2023 đến 26/01/2023 hoặc 9 ngày từ 21/01/2023 đến 29/01/2023.

Đến đây bạn đã hiểu rõ về tết nguyên đán là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa tết nguyên đán. Đây chính là ngày lễ hội truyền thống đặc biệt của người Việt Nam ta, vì thế hãy lưu lại thông tin về lịch tết nguyên đán 2023 vào ngày nào chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ để có được một năm suôn sẻ, bình an nhé.

Về chúng tôi

Camngot.vn là trang web so sánh giá trực tuyến uy tín, cung cấp thông tin cập nhật mã giảm giá sản phẩm từ các sàn Thương mại điện tử lớn nhất hiện nay như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo,… bao gồm tất cả sản phẩm và ngành hàng tiêu dùng khác nhau có trên thị trường. Camngot.vn không ngừng đổi mới để mang đến người tiêu dùng những giá trị tốt nhất trong mua sắm online. Phương chăm của chúng tôi là “Giúp bạn mua hàng giá tốt chất lượng” mọi lúc mọi nơi.

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO:

Hotline: 0865873594
Email liên hệ: camngotcontact@gmail.com
Địa chỉ: 394 Mỹ Đình, Mỹ Đình 1, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội

Kết nối với chúng tôi

Sức khỏe làm đẹp

Gia dụng - Nhà bếp