Để giữ được thực phẩm của bạn luôn được tươi lâu, thì bạn cần phải tìm cách bảo quản các loại thực phẩm. Với khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, đây chính là cơ hội thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại phát triển. Vậy nên vấn đề bảo quản thực phẩm ra sao để chúng luôn giữ được độ tươi ngon, lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe chính là điều mà gia đình nào cũng quan tâm.
Vậy nên hãy bỏ túi ngay cho mình những cách bảo quản thực phẩm an toàn sau đây để các loại thực phẩm luôn được nguyên vẹn. Camngot sẽ giúp bạn tổng hợp lại những kinh nghiệm tốt nhất như sau:
1. Bảo quản thực phẩm là gì? Tại sao phải bảo quản thực phẩm?
Khái niệm này được hiểu là quá trình ngăn ngừa vi khuẩn và kéo dài “hạn sử dụng” cho các loại thực phẩm để sử dụng sau, bằng cách lưu trữ thực phẩm trong các điều kiện phù hợp. Bên cạnh đó việc bảo quản các loại thực phẩm còn được miêu tả là quá trình giữ cho thực phẩm luôn ở môi trường không bị ô nhiễm hay bị tác động bởi các sinh vật gây bệnh, hóa chất có hại…
Tại sao phải bảo quản thực phẩm?
Câu hỏi được nhiều người băn khoăn đó là vì sao phải bảo quản thực phẩm hay bảo quản thực phẩm có tác dụng gì? Việc làm này là điều quan trọng và cần thiết trong cuộc sống bởi nó giúp “gia hạn” sử dụng cho các loại đồ ăn, thức uống. Bên cạnh đó, khi bảo quản đúng cách thì các loại thực phẩm còn giữ lại nguyên vẹn các chất dinh dưỡng cũng như đảm bảo sự an toàn khi sử dụng. Đặc biệt những các thực phẩm nhanh hư, nhất là trái cây, rau và các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
2. Các phương pháp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là cách đang được phần lớn các gia đình hiện nay áp dụng. Chúng ta đều thấy, hầu hết các gia đình hiện nay đều sở hữu ít nhất 1 chiếc tủ lạnh để bảo quản các loại thực phẩm. Sau đây là cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh:
2.1 Cách bảo quản thịt trong tủ lạnh (Thịt, cá, hải sản)
Thịt, cá, hải sản và các loại thực phẩm tươi sống nhìn chung khá dễ phân hủy, vậy nên chúng cần được bảo quản đông lạnh càng nhanh càng tốt.
Ngăn mát tủ lạnh có thể giúp bảo quản thịt từ 1-2 ngày, ngăn đông có thể bảo quản các thực phẩm này từ 6 – 12 tháng ở mức nhiệt độ -180C.
– Một số lưu ý trong cách bảo quản thịt bò, cá trong tủ lạnh:
+ Rửa trước: Bạn nên rửa sạch thực phẩm trước khi bảo quản. Nếu cần thiết thì hãy ướp gia vị.
+ Bao bọc, đóng hộp kín: Nên chia nhỏ thực phẩm thành từng phần sau đó dùng túi nilon hoặc cho vào các hộp đậy kín, điều này giúp tránh nhiễm khuẩn và hạn chế gây mùi cho các thực phẩm khác.
+ Bảo quản đúng cách sẽ giúp thực phẩm luôn tươi ngon, giữ nguyên t dinh dưỡng trong thực phẩm.
+ Khi cần sử dụng thì bạn đem thực phẩm đi rã đông, tốt nhất hãy rã đông bằng ngăn mát, dù hơi tốn thời gian nhưng đây là cách an toàn nhất.
Cách bảo quản thịt trong tủ lạnh luôn tươi
2.2 Bảo quản trái cây trong tủ lạnh
Trái cây nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản các loại trái cây tối đa từ 5-7 ngày. Khi bảo quản trái cây trong tủ lạnh bạn nên nhớ:
+ Chọn lọc trái cây tươi ngon, vừa chín tới để đem đi bảo quản. Lưu ý nên cắt bỏ phần bị dập, úng trước khi bảo quản.
+ Bạn không nên rửa trái cây trước khi bảo quản. Khi lấy ra dùng hãy rửa.
+ Nếu bọc trái cây thì bạn nên chọn túi có lỗ thông hơi, tránh việc khiến trái cây bị úng và thối.
+ Trái cây chín có thể gọt vỏ, sau đó cắt thành từng miếng và cho vào hộp bảo quản có nắp đậy để sử dụng dần.
– Các loại trái cây không nên bảo quản trong tủ lạnh: Cà chua, khoai lang, dưa hấu…
2.3 Cách bảo quản rau, củ trong tủ lạnh
Tủ lạnh hiện đại ngày nay thường có thiết kế 1 ngăn chuyên dụng để bảo quản các loại rau, củ. Để bảo quản rau được tươi ngon nhất thì bạn có thể dùng giấy báo bọc bên ngoài các túi nilon chứa rau. Cách này giúp rau tươi lâu hơn cũng tránh việc để rau tiếp xúc trực tiếp giấy báo và mực trên giấy.
Về cách bảo quản rau trong ngăn đá thì cũng tương tự như ngăn mát, bạn cần nhặt sạch, bọc kín trong túi nilon và cho lên ngăn đá. Tuy nhiên điều này cũng phần nào làm độ tươi ngon của rau. Nếu như sẽ sử dụng sớm thì tốt nhất hãy để ở ngăn đựng rau củ nhé.
– Một số lưu ý khi bảo quản rau, củ trong tủ lạnh:
Nhặt bỏ các phần rau bị hỏng trước khi đem đi bảo quản.
Tránh rửa nước trước khi bảo quản rau củ điều này sẽ làm rau bị úng và hư.
Bọc rau củ bằng các túi nilon thoáng khí hoặc các loại giấy bảo quản là tốt nhất.
Sắp xếp các loại rau khoa học để dễ nhớ và sử dụng.
– Bảo quản rau thơm, gia vị trong tủ lạnh
Rau thơm bạn lặt sạch, loại bỏ những cọng hư, úng, dập. Sau đó rửa sạch và để thật ráo nước. Bọc kín chúng lại và cho các hộp được đậy nắp kín và cho ngăn bảo quản rau của tủ lạnh.
Bảo quản rau, củ trong tủ lạnh tươi lâu
2.4 Những loại thực phẩm không nên bảo quản tủ lạnh
Các loại trái cây chưa chín như: quả bơ, cà chua, chuối, dưa, quả mận, quả đào, đu đủ, xoài… không nên bảo quản trong tủ lạnh
Các loại rau của có mùi nặng như: hành củ, tỏi củ, củ riềng… cũng có thể bảo quản bên ngoài.
Trà, cafe: sẽ gây mất mùi vị các thực phẩm khác bởi có tính khử mùi mạnh nên.
3. Cách bảo quản thực phẩm không cần tủ lạnh
Bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh chỉ mang tính tạm thời, giúp cho thực phẩm và thức ăn không bị hư trong 1 khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên bạn cũng nên nắm được cách bảo quản thức ăn không cần tủ lạnh để dùng trong những trường hợp cần thiết, đảm bảo thực phẩm được tươi ngon.
3.1 Bảo quản thịt, cá không cần tủ lạnh
– Ướp muối cho thực phẩm:
Các phương pháp bảo quản thực phẩm tươi sống như thịt cá thì bạn có thể ướp chúng với gia vị để có thể dùng được lâu hơn. Bạn xắt thịt thành những miếng dày 10-15cm sau đó dùng hỗn hợp 200g muối với ¼ chén đường đỏ rắc lên toàn bộ miếng thịt. Sau đó cho chúng vào lọ sạch, đậy kín, có thể dùng một miếng vải thưa phủ lên trên.
– Ngâm nước muối:
Đây cũng là cách bảo quản đồ ăn khi không có tủ lạnh khá hiệu quả. Bạn pha khoảng 400g muối và ½ chén đường đỏ vào 2 lít nước, sau đó cho thịt vào ngâm ngập nước. Có thể dùng vật nặng đè lên trên để thịt hoàn toàn chìm trong nước.
Để phần thịt này nơi khô ráo, thoáng mát, với cách này bạn có thể bảo quản tối đa khoảng 2-3 tuần.
– Ướp đá:
Bảo quản thực phẩm tươi sống bằng cách ướp đá cũng rất khả thi. Bạn cho thịt để bảo quản thực phẩm trong thùng xốp, cho đá vào rồi đậy kín thùng, cách này giúp thùng xốp luôn lạnh để bảo quản được thịt.
– Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp sấy khô:
Cách bảo quản này được sử dụng rất phổ biến, hiệu quả cao và giúp thực phẩm luôn thơm ngon. Với thịt bạn cắt thành từng miếng mỏng, còn với cá bạn làm sạch trước khi phơi khô. Sau đó tẩm ướp gia vị rồi phơi khô vài ba nắng, cuối cùng bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần.
Mẹo bảo quản thịt, cá không cần tủ lạnh
– Làm chín thực phẩm:
Bạn có thể chế biến thực phẩm bằng nhiều cách, như sử dụng nồi áp suất để nấu chín kỹ thức ăn sau đó để nguội tự nhiên trong nồi. Hạn chế động vào nồi khi thức ăn đang nguội dần, trong điều này giúp bảo quản thực phẩm chín được lâu hơn. Mỗi 8 tiếng thì đem ra hâm lại để dùng từ 1-2 ngày.
– Hun khói:
Đây là cách bảo quản thực phẩm đã chế biến khá hay, cách này cũng như bạn đem đi phơi khô, giúp bốc hơi nước và tiêu diệt các loại vi khuẩn. Thịt hun khói sẽ có một lớp axit bên ngoài bảo vệ nên có thể dùng được trong thời gian dài.
– Bảo quản thực phẩm bằng hút chân không
Sử dụng máy hút chân không bảo quản thực phẩm là cách để giúp đóng gói thực phẩm trong môi trường chân không. Môi trường loại vi khuẩn oxy nhờ đó đó ngăn chặn thực phẩm bị hư. Ngày nay sử dụng máy hút chân không rất được nhiều gia đình lựa chọn.
– Cấp đông và bảo quản trong thùng xốp:
Bạn đem thực phẩm đi cấp đông cho cứng như đá, sau đó áp dụng cách bảo quản thực phẩm bằng thùng xốp. Bạn quấn chúng trong túi nilon, bên ngoài bọc thêm nhiều lớp giấy bọc thực phẩm sau đó cất vào thùng xốp, trong thùng có thể bỏ thêm đá lạnh. Phương pháp này giúp bảo quản thịt từ 10-18 tiếng.
3.2 Bảo quản rau, củ, quả không cần tủ lạnh
Các loại củ gia vị như: hành củ, tỏi, gừng, nghệ… thì không cần đến tủ lạnh. Những rau củ như cà rốt, cà chua, cải thảo, bắp cải, khoai tây, khoai lang… bạn cũng chỉ cần bảo quản ở nơi thoáng mát là được.
Ngoài ra để giữ rau quả tươi lâu hơn thì bạn cũng có thể dùng thùng xốp cho thêm một ít đá tạo hơi lạnh để rau tươi lâu hơn nhé.
Cách bảo quản rau, củ, quả không cần tủ lạnh
4. Cách bảo quản thực phẩm khô
Nguyên tắc cần nhớ khi bảo quản thực phẩm khô là bạn nên để chúng ở những nơi khô ráo và thoáng mát. Bạn có thể kết hợp bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông… với tùy từng loại và theo nhu cầu sử dụng của bạn.
Với thịt, cá và hải sản khô thì sau khi mua về bạn hãy kiểm tra tình trạng của chúng, nếu cảm giác còn ẩm thì nên phơi thêm 1-2 nắng để khô hoàn toàn. Sau đó hãy bọc chúng lại bằng các túi nilon kín hoặc hộp có nắp kín rồi bảo quản chúng trong ngăn đông của tủ lạnh.
5. Cách bảo quản thực phẩm đóng hộp
Để các loại đồ đóng hộp dùng được lâu, giữ được dinh dưỡng thì bảo quản đồ đóng hộp cần chú ý những điều sau:
– Tránh để các loại đồ hộp tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp
– Để chúng ở các nơi thoáng mát
– Khi đã mở hộp, hãy sử dụng trong 24h
– Và phương pháp bảo quản đồ hộp được nhiều gia đình sử dụng chính là bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh
Bảo quản thực phẩm đóng hộp như thế nào
6. Cách bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé
Việc chuẩn bị thức ăn cho bé mỗi ngày không nặng nhọc, nhưng thường lại mất khá nhiều thời gian vì mỗi lần bé dùng chỉ có 1 ít. Nếu bạn chế biến và chia ra nhiều lần ăn thì tìm hiểu về cách bảo quản thực phẩm cho bé là điều cần thiết, điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các cách bảo quản thực phẩm nấu chín cho bé như sau:
– Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh
Thời gian bảo quản: 1-2 ngày.
Sử dụng các loại hộp thực phẩm (hộp thủy tinh) có nắp đậy để bảo quản các đồ ăn của bé. Cách chỉ bảo quản trong 1 thời gian ngắn thôi nhé, nếu để lâu có thể khiến thực phẩm bị mất đi một phần hàm lượng dinh dưỡng và hương vị.
– Cách bảo quản thực phẩm chế biến sẵn cho bé ở ngăn đá
Thời gian sử dụng: 1 tuần.
Bạn sử dụng các khay nước đá nhựa để đông lạnh thức ăn thành dạng viên; hoặc sử dụng các loại hộp nhựa nhỏ có nắp đậy để bảo quản đồ cho bé. Phương pháp này tối ưu hơn, giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng của mẹ mà bé vẫn có được những món ăn dinh dưỡng.
Với những chia sẻ trên tin chắc bạn đã có được cho mình cách bảo quản thực phẩm đúng cách, giữ thực phẩm tươi ngon nhất để phục vụ cho cả gia đình. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để tích lũy thêm cho mình nhiều kinh nghiệm hữu ích trong cuộc sống nhé.