Nước giếng đào thường chứa ion sắt II (Fe2+) nên hay có mùi tanh hôi khó chịu, không an toàn để sử dụng. Tham khảo ngay bài viết để nắm được một số cách xử lý hiệu quả cho tình trạng này nhé!
1. Dùng tro bếp
Tro bếp với kết cấu xốp và rỗng có tác dụng như một tấm màng lọc có thể giúp hấp thụ một số các chất hòa tan trong nước, bao gồm cả các thành phần gây mùi. Chính vì vậy, tro bếp được nhiều gia đình ở nông thôn áp dụng như một cách xử lý nước giếng đào có mùi hôi đơn giản mà hiệu quả.
Cách thực hiện:
* Lấy tro đun từ rơm rạ hoặc than củi trong bếp, để nguội, nhặt bỏ vụn rác nếu lẫn vào.
* Đổ tro trực tiếp vào thau chứa nước giếng đào và ngâm trong khoảng nửa giờ cho tro khử mùi hôi của nước.
* Lắng lấy nước sau khi đã được khử mùi.
Chi phí:
* Có thể tận dụng sẵn tro từ bếp củi hoặc đốt rơm rạ ngày mùa nên gần như không hề tốn chi phí.
Ưu điểm:
* Dễ thực hiện, không yêu cầu kỹ thuật hay thiết bị, dụng cụ phức tạp.
* Tận dụng nguyên liệu sẵn có trong nhà, không tốn tiền.
Nhược điểm:
* Hiệu quả khử mùi khá tốt nhưng không làm sạch được tạp chất, cặn bẩn trong nước.
* Hiệu suất thấp, không thích hợp áp dụng để khử mùi cho khối lượng nước lớn được.
2. Dùng vật liệu than hoạt tính
Than hoạt tính được cấu tạo từ carbon (>85%) và các tinh thể than ở dạng xốp với vô số các lỗ rỗng nhỏ li ti có khả năng hấp thụ thành phần cặn bẩn, hóa chất độc hại, chất gây mùi cho nước. Nhờ công dụng này, vật liệu than hoạt tính hiện đang được không ít gia đình lựa chọn làm công cụ khử mùi cho các nguồn nước lấy từ giếng khoan, giếng đào.
Cách thực hiện:
* Lắp đặt bể lọc chứa vật liệu than hoạt tính.
* Dẫn nước giếng đào vào bể, than hoạt tính sẽ khử mùi và lọc bớt tạp chất trong nước.
Chi phí:
* 20.000 – 30.000 VNĐ/kg vật liệu than hoạt tính
Ưu điểm:
* Khả năng hấp thụ mùi hiệu quả, giúp nước giếng không còn mùi tanh hôi.
* Được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên an toàn với sức khỏe và môi trường.
* Chi phí tiết kiệm, cách thực hiện đơn giản.
Nhược điểm:
* Không làm sạch được hết tạp chất trong nước, nước sau khi dùng than hoạt tính khử mùi chỉ có thể dùng sinh hoạt tắm, gội,..
3. Sử dụng máy lọc nước
Máy lọc nước trang bị màng RO có khả năng làm sạch đến 99% các loại tạp chất, bao gồm cả ion kim loại nặng như Fe2+. Ưu thế này cho phép thiết bị đáp ứng được yêu cầu xử lý mùi hôi hiệu quả cho các nguồn nước giếng đào hay giếng khoan.
Cách thực hiện:
* Lắp đặt máy lọc RO trong gia đình.
* Kết nối nguồn nước với máy lọc, bộ lọc thô và màng RO sẽ giúp làm sạch cặn bẩn, tạp chất và mùi hôi cho nước.
Chi phí:
* 3.000.000 – 20.000.000 triệu đồng/máy.
Ưu điểm:
* Không chỉ giúp khử mùi hiệu quả, máy lọc còn làm sạch các tạp chất, cho nước đầu ra an toàn thật sự, có thể dùng trực tiếp.
Nhược điểm:
* Chỉ thích hợp dùng cho các nguồn nước nhiễm sắt mức độ nhẹ. Nếu dùng cho nước giếng đào chứa nhiều sắt II sẽ gây áp lực cho màng RO khiến tuổi thọ màng rút ngắn, máy lọc bị hư hỏng.
4. Lắp đặt lọc tổng
Máy lọc tổng trang bị các cột lọc chứa vật liệu chuyên dụng giúp loại bỏ sắt II có khả năng khử mùi hiệu quả. Đây hiện là một trong những cách xử lý nước giếng đào có mùi hôi tối ưu nhất.
Cách thực hiện:
* Lắp đặt hệ thống xử lý nước cấp với cột lọc chứa vật liệu có khả năng khử sắt II.
* Dẫn nước vào hệ thống lọc để được làm sạch ion sắt II, khử mùi.
Chi phí:
* 3.000.000 – 10.000.000 VNĐ/máy lọc tổng.
Ưu điểm:
* Sản phẩm chuyên biệt cho hiệu quả cao và công suất lớn.
* Các dòng hệ thống lọc nước giếng khoan hiện khá phổ biến trên thị trường nên người dùng có thể dễ dàng tìm mua lắp đặt.
Nhược điểm:
* Chi phí lắp hệ thống lọc tổng khá tốn kém.
* Nước sau khi xử lý vẫn chưa được làm sạch hoàn toàn tạp chất nên chỉ thích hợp dùng sinh hoạt.
Mỗi một cách xử lý nước giếng đào có mùi hôi được đề cập trong bài đều có hiệu quả nhất định và phù hợp với từng yêu cầu sử dụng cụ thể. Bạn đọc quan tâm, có thể liên hệ trực tiếp Mutosi theo hotline 1900 636 595 để được tư vấn giải đáp và hướng dẫn lựa chọn phương án tối ưu nhất nhé.